Những từ khóa như nhân dạng khuôn mặt, trí tuệ nhân tạo (A.I), Blockchain, dữ liệu lớn (Big data) … đang được nhắc đến khắp nơi và dần dần trở thành xu hướng thịnh hành trong giới khởi nghiệp Việt Nam từ 3 năm trở lại đây.
Theo một nghiên cứu đến từ một công ty tại Mỹ thì quy mô doanh thu từ các ứng dụng dựa trên trí tuệ nhân tạo (A.I) đến năm 2025 sẽ đạt 59,7 tỷ USD. Các thương vụ mua bán và sáp nhập công ty trong lĩnh vực AI cũng sẽ ngày càng phát triển.
Trong khoảng hai năm trở lại đây, thế giới chứng kiến sự bùng nổ của các xu hướng phát triển công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI), nhận diện khuôn mặt, giải pháp giám sát an ninh công cộng… Đi kèm theo đó là những tranh cãi, thảo luận trong giới công nghệ về cách thức xây dựng, ứng dụng công nghệ AI, học máy và học sâu nhằm xử lý các yêu cầu cơ bản của con người qua khả năng tiếp nhận, phân tích và xử dữ liệu.
(Ảnh minh họa)
Trong 2 năm trở lại đấy, cả thế giới đang rung chuyển vì sự bùng nổ của các xu hướng phát triển công nghệ trong đó nổi bật là giải pháp nhận dạng khuôn mặt.
Tại Việt Nam, những công ty trong nước cũng đã nhanh chóng “bắt sóng” xu hướng AI của thế giới và bước đầu có sản phẩm cụ thể. Mặc dù còn nhiều khó khăn cả về nguồn vốn và con người nhưng sự đầu tư của những doanh nghiệp Việt cho thấy khát vọng phát triển AI để khẳng định chỗ đứng trong bản đồ công nghệ thế giới.
Hiện nay, ngành A.I Việt Nam đã có rất nhiều công ty startup trẻ, đầy khát vọng nhưng cũng hết sức tiềm năng mà chúng ta không thể không kể đến Beet Innovators với những sản phẩm chuyên biệt, được thiết kế để đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống của con người như: BiFace giúp chấm công bằng khuôn mặt thông minh, BiSchool để điểm danh học sinh, AiParking- phần mềm nhận diện biển số….
Các chuyên gia nhận xét nhờ những công ty trẻ và tiềm năng tiên phong trong lĩnh vực AI như Beet Innovator, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào các nhu cầu trong cuộc sống của Việt Nam đang nhỉnh hơn nhiều nước trên thế giới.
“Nếu ứng dụng AI ở Silicon Valley là 10 điểm thì Việt Nam đang ở thang điểm 6”, Tiến sỹ Nguyễn Phong chia sẻ. Tuy nhiên, đó là điểm chấm về khả năng “ứng dụng” các model có sẵn, còn về nghiên cứu phát triển, ông Phong cho rằng Việt Nam đang ở những bước đầu.
Một ví dụ khác trong việc áp dụng trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam là giải pháp REVA – giải pháp cách mạng 4.0 cho ngành bán lẻ. REVA thường được sử dụng ở các chuỗi hệ thống bán lẻ, sản phẩm mang đến một trải nghiệm mượt mà, thân thiện cho người quản lý. Khi sử dụng REVA, người quản lý có thể dễ dàng kiểm soát lưu lượng khách hàng, nhận diện các khách hàng VIP từ xa hay dễ dàng hiển thị các khu vực tập trung đông người nhờ vào bản đồ nhiệt do REVA cung cấp. Nhwof đó, chủ shop có thể bố trí hàng hóa phù hợp hơn.
Giải pháp REVA – Giải pháp chuyên biệt dành cho ngành bán lẻ.
Ngoài ra, cũng có nhiều ứng dụng AI mà người dùng phổ thông sẽ không hề biết đến, nhưng có thể đem lại hiệu quả tốt hơn cho doanh nghiệp và cộng đồng như: BiTraffic – Giải pháp giám sát giao thông thông minh giúp cảnh báo tắc đường, phát hiện vượt đèn đỏ… BiSecurity – Giải pháp giám sát an ninh toàn….
(Ảnh minh họa)
Những khía cạnh khác của đời sống như giáo dục, sức khỏe đều có thể được cải tiến dần dần khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam hiện đã giới thiệu những giải pháp thành phố thông minh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phục vụ điều tiết giao thông và giám sát an ninh cho hệ thống camera. Trong tương lai gần, khi công nghệ được áp dụng vào những khía cạnh thiết thực, chất lượng cuộc sống cũng sẽ được cải thiện và Việt Nam sẽ trở thành một đất nước hiện đại và lớn mạnh hơn nữa