Định nghĩa trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) có thể được định nghĩa như một ngành của khoa học máy tính liên quan đến việc tự động hóa các hành vi thông minh. AI là một bộ phận của khoa học máy tính và do đó nó phải được đặt trên những nguyên lý lý thuyết vững chắc, có khả năng ứng dụng được của lĩnh vực này.
Rất nhiều hãng công nghệ nổi tiếng có tham vọng tạo ra được những AI (trí tuệ nhân tạo) vì giá trị của chúng là vô cùng lớn, giải quyết được rất nhiều vấn đề của con người mà loài người đang chưa giải quyết được.
Trí tuệ nhân tạo mang lại rất nhiều giá trị cho cuộc sống loài người, nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ. Rất nhiều chuyên gia lo lắng rằng khi trí tuệ nhân tạo đạt tới 1 ngưỡng tiến hóa nào đó thì đó cũng là thời điểm loài người bị tận diệt. Rất nhiều các bộ phim đã khai thác đề tài này với nhiều góc nhìn, nhưng qua đó đều muốn cảnh báo loài người về mối nguy đặc biệt này.
Sức mạnh trí tuệ nhân tạo trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
Với tốc độ đột phá “kinh hoàng”, Cách mạng 4.0 đã đưa thương mại điện tử đang trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu. Theo số liệu thống kê, tổng các giao dịch mua bán trực tuyến những sản phẩm như trang phục, giày dép và túi xách trong năm 2015 có giá trị lên đến 51,5 tỷ USD. Trong đó, doanh số bán quần áo tăng 19%, nhờ vào sự phổ biến của các thiết bị di động và những phương án giao hàng hợp lý.
Đằng sau những con số ấn tượng này là sự đóng góp của những tiến bộ vượt bậc về công nghệ, mà điển hình là trí tuệ nhân tạo (AI). Với những sáng tạo mang tính đột phá, AI đang len lỏi vào từng ngõ ngách của thương mại điện tử, giúp hoạt động mua và bán hàng hóa của con người trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. Giờ đây, thay vì phải xếp hàng nhiều giờ trong các khu trung tâm thương mại hay các khu chợ, người tiêu dùng có thể chọn mua sản phẩm mà mình mong muốn một cách thông minh và tiện lợi hơn ngay tại nhà với chỉ một cú click chuột.
Nếu như trước đây việc phải xử lý những khối dữ liệu khổng lồ đã khiến nhiều nhà khoa học chùn bước thì hiện nay AI đang cho phép họ tạo ra những đột phá, thông qua một thuật ngữ có tên gọi deep learning (học sâu). Đây là một phạm trù tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến mạng thần kinh nhân tạo nhằm nâng cấp các công nghệ như nhận diện giọng nói, đồ vật, tầm nhìn máy tính và xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
Những ví dụ tiêu biểu của deep learning có thể kể đến là khả năng tự nhận diện khuôn mặt và sự vật được đăng tải lên Facebook mỗi ngày hay khả năng nhận diện giọng nói của các trợ lý ảo Google Now và Siri. Ưu điểm của việc dùng trí tuệ nhân tạo là mọi thứ đều hoạt động bằng máy tính và kết quả được trả về rất nhanh chứ không cần dựa trên yếu tố con người.
Nếu như cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất, cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt, cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Thì bây giờ cuộc Cách mạng công nghiệp thứ tư kết hợp các công nghệ lại với nhau thành các tiến bộ mới như trí tuệ nhân tạo, đã và đang làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Với trí tuệ nhân tạo, ở cuộc cách mạng 4.0, dù là việc chân tay hay trí óc, rất nhiều nghề nghiệp sẽ bị thay thế dần bởi công nghệ mới.
Tuy nhiên, trí tuệ nhân tạo sẽ không thể thay thế con người mà chỉ hỗ trợ họ làm việc hiệu quả hơn, đưa ra những quyết định đúng đắn hơn. Như vậy trong thời điểm hiện nay, phát triển trí tuệ nhân tạo được các chuyên gia công nghệ đánh giá là cơ hội cho các nước. Phía trước vẫn còn là một con đường dài và chúng ta hiện mới đang chỉ ở trong giai đoạn đầu của công nghệ này
Với làn sóng của cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ phát triển nhanh và robot xuất hiện nhiều trong các nhà máy khiến nhiều người tự hỏi về viễn cảnh máy móc thay thế hoàn toàn con người. Ở góc nhìn lạc quan, các chuyên gia cho hay tương lai trên không đáng sợ, vì thế giới khi đó sẽ tốt đẹp hơn, hiệu quả hơn, con người được giải phóng để theo đuổi những công việc sáng tạo, thú vị hơn.