Trên thế giới, trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) được xem là một trong những công nghệ cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. AI xuất hiện nhiều trong các dịch vụ như: hệ thống chấm công nhận diện khuôn mặt, bãi đỗ xe thông minh, giám sát an ninh công cộng… Nhiều quốc gia bắt đầu ghi nhận những xu thế phát triển tất yếu và tác động chuyển đổi to lớn của AI trong mọi mặt đời sống xã hội, từ thay đổi cán cân quyền lực kinh tế, đến cả quân sự và chính trị. Thế nhưng tại Việt Nam, các ông lớn đầu ngành như FPT, Viettel, CMC… liệu có đang “ngó lơ” công nghệ này?
Ở một đất nước có dân số trẻ và am hiểu công nghệ như Việt Nam thì trí tuệ nhân tạo (AI) được thảo luận khắp mọi nơi, từ các bài phát biểu của nhiều sở ban ngành, cho tới các tuyên bố của doanh nghiệp về sản phẩm hoặc dịch vụ AI của họ. Theo TechinAsia, toàn bộ nền công nghệ Việt Nam đang phát triển vũ bão nhưng sự phát triển trí tuệ nhân tạo ở quốc gia hình chữ S vẫn chỉ ở giai đoạn manh nha. Các công ty bản địa và các dự án khởi nghiệp vẫn đang chạy đua để bắt kịp các đối thủ ở nước ngoài.
Trong một khảo sát được thực hiện bởi Boston Consulting Group và MIT trên gần 2.500 ông chủ doanh nghiệp, 7/10 người trả lời các dự án trí tuệ nhân tạo (A.I) cho đến nay gần như không tạo ra tác động nào lên hoạt động doanh nghiệp. 2/5 những người đã đầu tư đáng kể vào AI cũng báo cáo chưa hưởng lợi ích gì từ khoản đầu tư của họ.
Trong khi đó, các ông lớn tại Việt Nam những tập đoàn công nghệ lớn như FPT, Viettel vẫn khá cẩn trọng trong từng bước đi của mình để tránh các thiệt hại có thể xảy. Nếu Viettel đang bắt đầu cho triển khai nghiên cứu và phát triển các ứng dụng xử lý giọng nói thì FPT bắt đầu nhen nhóm ý định phát triển các ứng dụng về AI với động thái ký hợp tác chiến lược cũng Mila – Viện nghiên cứu AI hàng đầu thế giới, triển khai các giáo trình giảng dạy về AI tại các cơ sở đào tạo của họ.
Có lẽ, sự phát triển vượt bậc trong việc áp dụng công nghệ AI lại đến từ những doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Những công ty nhỏ hơn tại Việt Nam cũng đang có những bước phát triển mới ở đấu trường AI. Ông Lê Thành Nam thành lập Beet Innovators trên nền tảng công nghệ AI và thuật toán học sâu để xây dựng các dịch vụ, sản phẩm chuyên biệt, đáp ứng nhu cầu thiết thực cho từng khách hàng như: máy chấm công nhận diện khuôn mặt, điểm danh bằng khuôn mặt, aiparking…. Những sản phẩm, giải pháp của Beet Innovations chỉ vừa có mặt trên thị trường cũng đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của giới chuyên môn cũng nhưng các khách hàng có nhu cầu. Và những số liệu gần đây đã cho thấy, những sản phẩm, giải pháp của Beet Innovatiors đang dần dần đem lại hiệu quả kinh tế cho các khách hàng và bước đầu nhận được sự đánh giá tích cực từ cộng đồng.
Khách hàng đầu tiên của Beet Innnovators là một chuỗi hàng hóa nhập khẩu, khi đó, hệ thống này đang phải vật lộn để tăng doanh số vì các phương pháp đề xuất hỗ trợ AI thông thường không hiệu quả. Lý do đến từ việc không có đủ dữ liệu tương tác người dùng để nạp vào hệ thống AI bởi không có khách hàng ghé thăm và mua sắm thường xuyên. Với giải pháp REVA, giúp quản lý cửa hàng đếm số lượng khách hàng, nhận diện các khách hàng VIP, tiềm năng, nhận diện cảm xúc khách hàng từ đó, hệ thống mua sắm này tăng tới 50% doanh số sau một tháng, mở ra cơ hội mới cho công ty khởi nghiệp Beet Innnovatiors.
Giải pháp REVA – Giải pháp công nghệ cho các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh
MEI