Sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo vào quản lý giao thông thông minh có hiệu quả?

shape
shape
shape
shape
shape
shape
shape
shape

Tình trạng ùn tắc giao thông ở đô thị lớn của cả nước đều đang là vấn nạn chung và chưa được xử lý hoàn thiện. Trước tiên, do tốc độ đô thị hóa nhanh với lượng dân cư đổ dồn về các đô thị lớn khiến hạ tầng giao thông đô thị quá tải. Tiếp đến, việc hoạch định chính sách đầu tư cho giao thông từ đường sá, điểm đỗ, quy hoạch hạ tầng thiếu đồng bộ, thiếu nguồn vốn và chưa có tầm nhìn xa, khiến ùn tắc giao thông trở thành vấn nạn.

Trí tuệ nhân tạo có thể giúp gì trong giao thông vận tải ?

Hệ thống giao thông thông minh Bitraffic có thể giúp ban quản lý giao thông : Điều khiển hệ thống đèn tín hiệu giao thông; giám sát, theo dõi tình hình giao thông; cung cấp thông tin giao thông trực tuyến; phối hợp xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông và mô phỏng dự báo giao thông. 

Các chức năng này được thực hiện thông qua việc kết nối và tích hợp các camera về trung tâm điều khiển. Thông qua nhiều màn hình, nhân viên vận hành trực 24/24 giờ sẽ ghi nhận kịp thời tình hình giao thông như ùn tắc, tai nạn, sự cố để thông tin kịp thời cho CSGT, thanh tra giao thông phối hợp xử lý.

Phần mềm giám sát và xử lý các sự cố giao thông tự động triển khai trên các camera và sẽ tự động đưa ra những cảnh báo cho nhân viên trực điều hành.

Các tính năng của hệ thống giao thông thông minh Bitraffic

Bitraffic2 2048x795 1 1024x398

  • Nhận diện biển số
  • Phát hiện hành vi vượt đèn đỏ
  • Phát hiện lấn làn, chạy ngược chiều
  • Đếm lưu lượng xe, cảnh báo tắc đường
  • Lưu trữ tập trung
  • Giám sát an ninh

Bitraffic đã được triển khai ở một số cửa khẩu, ngã ba tại các tỉnh, thành phố trên cả nước.

 

Thông minh hóa hệ thống giao thông chính là giảm vai trò của con người trong điều hành giao thông. Khi con người không còn vai trò gì thì sẽ đạt đến mức tự động hóa. Đây chính là mục tiêu cao nhất của ITS. Để đạt được mục tiêu này, ITS phải có 3 giai đoạn: thu thập thông tin, xử lý thông tin và đưa thông tin được xử lý tới người tham gia giao thông.

Đây là hệ thống bao gồm các phương tiện truyền hình, nối mạng quản lý toàn quốc. Người quản lý chỉ cần ngồi một chỗ vẫn có thể bao quát được toàn bộ hệ thống đường toàn quốc. Đơn cử, một sự kiện đang xảy ra trên một điểm của đường cao tốc có thể lập tức được thông báo trong toàn hệ thống quản lý và sử dụng đường cao tốc, đồng thời kết nối với tổ chức thanh tra giao thông trên toàn quốc để kịp thời xử lý.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *