TGĐ Beet Innovators tại hội thảo thuộc Techfest 2021: Sáng chế tại trường đại học có tiềm năng ứng dụng cao

shape
shape
shape
shape
shape
shape
shape
shape

Sáng ngày 3-12-2021 vừa qua, hội thảo “Giải pháp thúc đẩy hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp từ hoạt động khai thác tài sản trí tuệ tại Trường đại học, Viện nghiên cứu” thuộc Techfest 2021 được tổ chức tại đại học NEU – Kinh tế quốc dân với sự góp của rất nhiều nhà lãnh đạo, tiến sĩ cũng như thạc sĩ đã đến dự. 

Img 2254

Tự hào đại diện doanh nghiệp hoạt động khởi nghiệp dựa trên tài sản trí tuệ từ trường đại học, ông Ngô Ngọc Thành, Tổng Giám đốc, Công ty cổ phần Beet Innovators, Hà Nội, chia sẻ rằng “ Chúng tôi sẵn sàng hợp tác phát triển, thương mại sản phẩm khai thác tài sản trí tuệ tại các trường, đại học “. Không những thế, trong buổi hội thảo, TS. Ngô Ngọc Thành còn chia sẻ quá trình hình thành và phát triển của Startup mang hình hài của doanh nghiệp mới nhưng kinh nghiệm thì vô cùng dồi dào. Qua đó cũng nói lên những bất cập cũng như là những khó khăn gặp phải khi một doanh nghiệp Việt Nam phải trải qua trong quá trình tạo dựng thương hiệu không chỉ trong nước mà còn là quốc tế. 

Kết thúc phần chia sẻ, ông Thành còn gợi ý các nghiên cứu cần hướng tới gì trong việc có thể ứng dụng sản phẩm vào thực tế. Điều này đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển cho công nghệ tại Việt Nam, qua đó đưa những sản phẩm tạo ra tiến gần hơn với người Việt nói riêng và thế giới nói chung.

Img 2245

Ở Việt Nam, nhiều sản phẩm như bộ kít xét nghiệm Covid-19, giống lúa chuyển nhượng 10 tỷ đồng … là minh chứng cho thấy tính ứng dụng của các sáng chế.

Cùng chia sẻ thêm tại hội thảo, ông Vũ Xuân Tạo, Trung tâm Sinh học thực nghiệm – Viện Ứng dụng Công nghệ, nhận định việc phát triển sản phẩm từ các kết quả nghiên cứu tại viện, trường rất có tiềm năng.

Ông cho biết, khai thác tài sản trí tuệ theo hai hướng gồm chuyển giao công nghệ và phát triển trực tiếp sản phẩm, đưa ra thương mại hóa trên thị trường. Ông Tạo minh họa bằng ví dụ thực tế bộ kít xét nghiệm nCoV dựa trên công nghệ RT-PCR do Học viện Quân y phát triển sau đó chuyển giao cho doanh nghiệp đã mang lại hiệu quả ứng dụng cao khi đại dịch.

1(695)
Kit xét nghiệm nCoV do Học viện Quân y nghiên cứu và Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á phát triển sản phẩm.

Các chuyên gia đồng tình các sáng chế, công nghệ và tài sản trí tuệ nếu được doanh nghiệp chủ động đặt hàng, khai thác có thể giúp phát triển, hỗ trợ đổi mới sáng tạo. TS Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ nhận định tài sản trí tuệ trở thành công cụ hữu hiệu giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh. Ông cho rằng doanh nghiệp để đổi mới sáng tạo, kiến tạo tương lai cần phát triển các tài sản trí tuệ, đưa ra thị trường để đáp ứng kịp thời các yêu cầu trong tình hình mới.

Lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ nhận định, việc kết nối sẽ rút ngắn quá trình ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh. “Các hợp tác giúp doanh nghiệp có thể giảm bớt thời gian, chi phí nghiên cứu, tập trung phát triển sản phẩm, thị trường; tạo cơ hội các trường đại học, viện nghiên cứu thương mại hóa các sáng chế”, ông nói. Qua đó, cần thiết vinh danh các nhà sáng chế để thúc đẩy sáng tạo, có nhiều sáng chế hơn, thu hút các tài năng đi vào R&D thay vì đổ dồn vào các ngành có thu nhập ổn định nhưng không tạo ra nhiều của cải. Ông cho biết thêm, cần tạo điều kiện cho nghiên cứu sáng tạo, thiết thực, phát huy sức mạnh các tập đoàn kinh tế tư nhân.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *