Nếu trước đây các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp quản lý truyền thống thì giờ đây những sản phẩm áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) như của công ty Beet Innovators đã thay đổi tất cả.
Trí tuệ nhân tạo là hệ thống máy móc có khả năng nhận thức, suy đoán và mô phỏng kinh nghiệm ở mức độ cao, có thể giải quyết những công việc phức tạp của con người. Trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, việc nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong mọi hoạt động sản xuất, dịch vụ cũng như quản lý trở thành xu hướng tất yếu. Những ứng dụng của AI trong việc hoạt động của doanh nghiệp có thể kể đến như: giải pháp nhận diện bằng khuôn mặt (BiFace), hệ thống bãi đỗ xe thông minh (Aiparking) thiết bị chụp ảnh khách hàng tại các quầy giao dịch (BiTable)…
Ưu tiên phát triển ngành AI
Công nghệ AI (viết tắt của Artifical Intelligence) hoặc trí thông minh nhân tạo là công nghệ mô phỏng các quá trình suy nghĩ và học tập của con người cho máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính.
Khái niệm về công nghệ AI xuất hiện đầu tiên bởi John McCarthy, một nhà khoa học máy tính Mỹ, vào năm 1956 tại Hội nghị The Dartmouth. Ngày nay, công nghệ AI là một thuật ngữ bao gồm tất cả mọi thứ từ quá trình tự động hóa robot đến người máy thực tế.
Công nghệ AI gần đây trở nên nổi tiếng, nhận được sự quan tâm của nhiều người là nhờ Dữ liệu lớn (Big Data), mối quan tâm của các doanh nghiệp về tầm quan trọng của dữ liệu cùng với công nghệ phần cứng đã phát triển mạnh mẽ hơn, cho phép xử lý công nghệ AI với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết.
Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, Trí tuệ nhân tạo (AI) đang biến những điều không tưởng thành hiện thực. Nó phát triển đáng kinh ngạc, dần thay thế luôn cả con người.
Tại nước ta, Chính phủ đã xây dựng chiến lược quốc gia về công nghiệp 4.0, lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch Đầu tư, ưu tiên phát triển ngành AI với nhiều nhóm chính sách. Trong đó, nguồn nhân lực được chú trọng, như đào tạo trong bậc đại học, hỗ trợ khu doanh nghiệp ứng dụng AI; ưu tiên đầu tư thông qua các quỹ, trung tâm đổi mới sáng tạo.
Theo giới chuyên gia, trong bối cảnh Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn cầu đã có bước phát triển vượt bậc, Việt Nam xác định công nghệ AI là một trong các công nghệ đột phá, mũi nhọn.
Ngành AI và doanh nghiệp
AI là sản phẩm cho con người tạo ra và là công cụ hỗ trợ con người chứ chưa hoàn toàn thay thế được trí tuệ của con người. Công nghệ này giúp tăng khả năng xử lý và phân tích dữ liệu. Sự chuyển đổi dần sang nền tảng công nghệ AI sẽ có khả năng tạo thêm công việc cho nền kinh tế – những công việc giám sát sự chuyển đổi.
Nhờ có các sản phẩm, giải pháp có ứng dụng AI, người lao động có thể tiết kiệm được kha khá thời gian, chi phí cho các hoạt động của mình. Ví dụ, thay vì phải chấm công theo cách truyền thống là ghi tên, báo với người quản lý nhân sự khi tới công ty, các doanh nghiệp hiện nay có thể lựa chọn sử dụng giải pháp BiFace – hệ thống chấm công nhận diện khuôn mặt. Hay sử dụng giải pháp Bekyc có thể giúp người lao động rút ngắn thời gian trong việc định danh cá nhân cho khách hàng… Chính vì vậy, AI và doanh nghiệp có mối liên quan mật thiết và tương trợ lẫn nhau.
Vậy có thể khẳng định rằng, AI sẽ hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp ngày càng mạnh mẽ hơn trong cuộc cách mạng 4.0. Những giải pháp ứng dụng AI ngày càng phổ biến và được dự đoán sẽ trở thành xu hướng trong tương lai. Vì vậy, hãy lựa chọn các sản phẩm, giải pháp ứng dụng AI phù hợp để hoạt động của doanh nghiệp trở nên hiện đại và chuyên nghiệp hơn.